Thanh Thảo nói thẳng về tin đồn 'được chồng Việt kiều nuôi nên bỏ hát'
Trên sân Quy Nhơn, cả đội chủ nhà Bình Định lẫn CLB Bình Dương đều thi đấu cực kỳ cởi mở. Những sự bổ sung chất lượng ở giai đoạn giữa mùa như Trương Văn Thiết, Nguyễn Đức Hoàng Minh giúp đoàn quân của HLV Bùi Đoàn Quang Huy chơi khởi sắc, gây ra nhiều khó khăn về phía khung thành của Nguyễn Minh Toàn. Trong đó, pha bóng đáng chú ý nhất là cú sút xa đưa bóng trúng xà ngang của Mạc Hồng Quân ở phút 34. Bên kia chiến tuyến, CLB Bình Dương cũng tạo được không ít sóng gió cho Huỳnh Tuấn Linh dù không sử dụng Nguyễn Tiến Linh, tân Quả bóng vàng Việt Nam ngay từ đầu. Lần lượt Nguyễn Thành Nhân, Quế Ngọc Hải, Bùi Vĩ Hào đã có cơ hội dứt điểm nhưng đều thực hiện chưa sắc bén. Nhìn chung, chất lượng chuyên môn trong 45 phút đầu tiên khá ổn với tổng cộng 15 cú dứt điểm. CLB Bình Dương đang đứng ở vị trí thứ 5 và có nhiều cơ hội thăng tiến trên bảng xếp hạng. Vì thế, đầu hiệp 2, Tiến Linh được HLV Nguyễn Công Mạnh tung vào sân. Đây chính là khoảnh khắc thay đổi trận đấu. Phút 86, đương kim Quả bóng vàng Việt Nam thực hiện cú đánh đầu ngược chiến thuật, tạo điều kiện cho Abdurakhmanov băng vào bắt vô-lê mở tỷ số trận đấu. Đến phút 90+4, Tiến Linh suýt hoàn tất cú đúp kiến tạo. Tiền đạo sinh năm 1997 thả bóng thông minh để Thành Nhân băng xuống đối mặt với thủ môn đội Bình Định. Chỉ đáng tiếc là cú dứt điểm cuối cùng của cầu thủ CLB Bình Dương lại đưa bóng trúng xà ngang. Chung cuộc, CLB Bình Dương giành chiến thắng 1-0. Thầy trò HLV Nguyễn Công Mạnh có 24 điểm, leo lên vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng và kém đội đầu bảng Nam Định 6 điểm. Trong khi đó, CLB Bình Định chưa thể thoát khỏi khủng hoảng với 5 trận liên tiếp không biết đến mùi chiến thắng, đứng thứ 12 với 13 điểm. Họ chỉ xếp trên SLNA nhờ nhỉnh hơn ở hiệu số bàn thắng - bại (-10 so với -13). FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vnĐình chỉ vĩnh viễn tiệm bánh mì patê có dòi ở Thái Bình
Chiều 28.2, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM tổ chức hội nghị bàn giao công tác lĩnh vực lao động, người có công và xã hội cho các đơn vị. Tham dự có ông Đặng Quốc Toàn, Chánh văn phòng UBND TP.HCM; ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT; ông Nguyễn Bắc Nam, Phó giám đốc Sở Nội vụ; ông Nguyễn Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Y tế; ông Lê Minh Khoa, Chỉ huy trưởng Lực lượng Thanh niên xung phong; ông Phạm Bình An, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn thuộc sở, ngành của thành phố.Tại hội nghị, ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cho biết quá trình triển khai đề án sắp xếp bộ máy của TP.HCM được thực hiện khẩn trương và đến nay, vào những ngày cuối tháng 2, công tác chuẩn bị bàn giao đã gần hoàn tất.Theo đó, Sở Nội vụ được tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất Sở Nội vụ và Sở LĐ-TB-XH, tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước về lao động, tiền lương, việc làm; người có công; an toàn, vệ sinh lao động; bảo hiểm xã hội; bình đẳng giới.Ngoài ra, Sở Nội vụ cũng tiếp nhận Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM; Viện Khoa học an toàn, vệ sinh lao động TP.HCM; Ban Quản trang TP.HCM từ Sở LĐ-TB-XH.Sở Y tế nhận thêm chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng chống tệ nạn xã hội; quản lý và sử dụng Quỹ bảo trợ trẻ em từ Sở LĐ-TB-XH và 12 cơ sở bảo trợ xã hội.Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cũng chuyển chức năng quản lý lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp sang Sở GD-ĐT. Vì vậy, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên, bao gồm Trường cao đẳng nghề TP.HCM và Trung tâm giáo dục thường xuyên Gia Định, sẽ do Sở GD-ĐT trực tiếp quản lý.Lực lượng Thanh niên xung phong TP.HCM sẽ tiếp nhận các đơn vị trực thuộc của Sở LĐ-TB-XH gồm: Làng thiếu niên Thủ Đức, Trung tâm bảo trợ trẻ em Tam Bình, Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân và SOS - Làng trẻ em TP.HCM.Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM sẽ tiếp nhận Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM từ Sở LĐ-TB-XH.Ngoài ra, Văn phòng UBND TP.HCM sẽ tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Văn phòng Ban Chỉ đạo chương trình giảm nghèo bền vững TP.HCM của Sở LĐ-TB-XH.Trước đó, sáng cùng ngày (28.2), Sở LĐ-TB-XH đã bàn giao cho Công an TP.HCM về chức năng quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy từ Sở LĐ-TB-XH. Đối với các cơ sở cai nghiện ma túy của TP.HCM nhưng trú đóng ở các tỉnh, thành khác thì sẽ được chuyển giao về cho công an tỉnh, thành đó tiếp nhận.Theo ông Lê Văn Thinh, Sở LĐ-TB-XH sẽ chuyển giao các chức năng khác nhau cho các đơn vị, kéo theo đó là việc tách bạch về nhân sự, tài chính và các nhiệm vụ khác.Vì vậy, công tác bàn giao của Sở LĐ-TB-XH trong thời gian qua được thực hiện cẩn trọng và cấp tập.Hôm nay, Sở LĐ-TB-XH chính thức ký kết bàn giao cho các bên, tuy nhiên, vẫn còn nhiều nội dung cần tiếp tục phối hợp để rà soát, xác định số liệu và hoàn thiện hồ sơ lưu trữ.Về công tác nhân sự, ông Lê Văn Thinh chia sẻ rằng trong thời gian qua, lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH đã ra quyết định điều chuyển cán bộ và đã ghi nhận nhiều ý kiến, tâm tư của người lao động. Lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH cũng đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, tiếp xúc để chia sẻ, động viên các nhân viên tại các cơ sở.Ông Lê Văn Thinh nhìn nhận giai đoạn giao thời này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành tiếp nhận chức năng của Sở LĐ-TB-XH, đặc biệt trong công tác tư tưởng, tổ chức cán bộ, vị trí việc làm và điều kiện làm việc.Ông Thinh mong muốn các đơn vị tiếp nhận sẽ hỗ trợ để cán bộ, công nhân viên chức, người lao động của Sở LĐ-TB-XH có môi trường thuận lợi để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ ngay từ tháng 3.Theo ông Thinh, hiện mặc dù công tác bàn giao được thực hiện khẩn trương, nhưng một số chế độ, chính sách cho người lao động vẫn chưa thể hoàn tất, đặc biệt là phần chi thu nhập tăng thêm. Do đó, ông Thinh đề nghị các sở, ngành tiếp nhận quan tâm, đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, viên chức.Về việc bố trí nhân sự, do sự thay đổi trong bộ máy nên các vị trí lãnh đạo bị thu hẹp, có cán bộ sẽ giữ nguyên chức vụ, một số khác có thể được điều chuyển hoặc bố trí lại, xuống cấp. Ông Thinh mong rằng cán bộ của Sở LĐ-TB-XH sẽ tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, xác định tinh thần "cống hiến, đóng góp" để thực hiện tốt nhiệm vụ trong thời gian tới.Thay mặt lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH, ông Thinh bày tỏ mong muốn các sở, ngành tiếp nhận và xem cán bộ của Sở LĐ-TB-XH như nhân sự của đơn vị mình, đồng thời tạo điều kiện để họ tiếp tục phát huy năng lực, đóng góp chung vào sự phát triển của TP.HCM.Trước đó, ngày 20.2, UBND TP.HCM công bố các quyết định về nhân sự liên quan đến việc thành lập và sắp xếp lại các sở theo kế hoạch tinh gọn bộ máy. Theo đó, lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cũng được bổ nhiệm sang các vị trí mới.Ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở Đ-TB-XH được điều động và bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM (HEPZA) từ ngày 1.3.2025.Bà Huỳnh Lê Như Trang, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở GD-ĐT.Ông Nguyễn Tăng Minh, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở Y tế.Bà Lượng Thị Tới, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở Nội vụ.Theo nghị quyết của HĐND TP.HCM về phương án sắp xếp bộ máy các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND TP.HCM, sau khi sắp xếp, UBND TP.HCM sẽ còn 16 cơ quan chuyên môn, gồm: Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Xây dựng, Sở GTCC, Sở KH-CN, Sở VH-TT, Sở Du lịch, Sở Dân tộc và Tôn giáo, Sở TN-MT, Sở Y tế, Sở GD-ĐT, Sở Tư pháp, Sở Công thương, Văn phòng UBND thành phố, Thanh tra thành phố và Sở An toàn thực phẩm (tiếp tục được thí điểm theo Nghị quyết số 98 năm 2023 của Quốc hội).Ngành LĐ-TB-XH có truyền thống hơn 79 năm, bắt đầu từ sự kiện ngày 28.8.1945, khi Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định thành lập Bộ Lao động - tiền thân của Bộ LĐ-TB-XH ngày nay. Theo chủ trương, chính sách sắp xếp tổ chức bộ máy, ngành LĐ-TB-XH sẽ chấm dứt hoạt động, và các chức năng, nhiệm vụ của ngành sẽ được chuyển giao cho các cơ quan khác.
Trung tướng Trịnh Đình Thạch: Cán bộ, chiến sĩ Quân khu 5 vượt qua hoàn cảnh khó khăn để giúp dân
Ngày 26.1 tại Công viên APEC, Trung tâm Văn hóa - Thể thao Q.Hải Châu (TP.Đà Nẵng) khai mạc triển lãm tranh với chủ đề "Xuân đất nước, Tết Việt Nam".Triển lãm có hơn 100 bức tranh vẽ bằng chất liệu sơn dầu, acrylic, do các "cây cọ nhí" (từ 9 đến 15 tuổi) của lớp vẽ Ngôi nhà nhỏ sáng tác trong 1 tháng.Đề tài tranh đa dạng từ chân dung, phong cảnh, tĩnh vật… về mùa xuân, được các em nhỏ sáng tác từ những cảm nhận về nét đẹp văn hóa dân tộc, như hình ảnh tết cổ truyền với bánh chưng, hoa đào, ông đồ, câu đối đỏ…Bên cạnh đó, còn có các cụm tranh thể hiện lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc với hình ảnh người lính, cờ đỏ sao vàng, biển đảo quê hương…Triển lãm trưng bày tranh với 1 phân khu chính và 3 phân khu phụ, tổ chức tham quan theo hình thức "chuyến tàu mùa xuân", đưa người xem vào hành trình khám phá bức tranh sống động cùng vẻ đẹp mọi miền đất nước, từ sắc đào của núi rừng Tây Bắc đến những phiên chợ hoa bên cành mai vàng hay nơi đảo xa. Trong đó, TP.Đà Nẵng và phố cổ Hội An hiện lên với vẻ đẹp của bãi biển du lịch cùng ngư dân, phố cổ.Triển lãm nằm trong chuỗi hoạt động phong phú dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại khu vực trung tâm TP.Đà Nẵng.Một số hình ảnh tại triển lãm:
Ngày 6.3, dưới sự bảo trợ của Tổng lãnh sự quán Đức tại TP.HCM, Merck Healthcare Việt Nam phối hợp cùng bác sĩ sản phụ khoa, tổ chức tọa đàm "Lựa chọn làm mẹ: Có con hay không có con". Tọa đàm nhằm thảo luận về thực trạng mức sinh giảm; tình trạng hiếm muộn, vô sinh; những thách thức mà phụ nữ gặp phải khi quyết định làm mẹ…Phó giáo sư - tiến sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương, chia sẻ tại tọa đàm rằng không như trước đây, ngày nay nam nữ trong nước có xu hướng lập gia đình muộn; có gia đình rồi họ trì hoãn việc sinh con. Do nữ ngày nay tham gia nhiều hoạt động xã hội, muốn dành thời gian cho riêng mình để học tập, thăng tiến trong nghề nghiệp. Việc lập gia đình, có con trễ, là yếu tố nguy cơ dẫn đến hiếm muộn, vô sinh. Vì sau tuổi 35 buồng trứng suy giảm dần - yếu tố gây hiếm muộn, vô sinh; nữ ở lứa tuổi này, khi có thai thì tỷ lệ sẩy thai cũng cao hơn.Ngoài lập gia đình và có con muộn, theo Phó giáo sư - tiến sĩ Diễm Tuyết, áp lực đủ thứ từ công việc, cuộc sống, thu nhập, ô nhiễm môi trường, ăn uống... cũng là những yếu tố liên quan đến hiếm muộn, vô sinh. Những yếu tố vừa nêu, cũng ảnh hưởng làm giảm chất lượng và số lượng tinh trùng - minh chứng qua xét nghiệm trong thực tế ở các cặp vợ chồng điều trị hiếm muộn, vô sinh.Có nhiều cặp vợ chồng "chạy sô" nhiều quá (làm 2-3 việc trong cùng ngày để kiếm thêm thu nhập) khiến việc gần gũi, tần suất quan hệ vợ chồng ít đi nên cũng giảm khả năng có thai.Phó giáo sư - tiến sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết cũng cho biết thêm, ghi nhận thực tế cho thấy tình trạng hiếm muộn có con ngày càng gặp nhiều hơn ở những cặp vợ chồng trẻ (dưới 30 tuổi).Hiện nay, tỷ lệ hiếm muộn vô sinh chung trên thế giới là khoảng 10%; còn ở Việt Nam tỷ lệ này dao động từ 7 - 10% ở các cặp vợ chồng.Mức sinh cũng là vấn đề được các chuyên gia chia sẻ tại buổi tọa đàm. Theo đó, các chuyên gia cho rằng tình trạng giảm sinh có nhiều nguyên nhân, như: Gia tăng áp lực công việc, cuộc sống; chi phí nuôi con tăng nên các cặp vợ chồng ngại sinh con; ngày nay còn có xu hướng độc thân, hay không muốn có con; việc phụ nữ được tạo điều kiện học tập, phát triển, tham gia các hoạt động xã hội; cơ hội tiếp cận, sử dụng thuốc tránh thai tăng… cũng tác động đến tỷ lệ sinh con.Tiến sĩ Josefine Wallat, Tổng Lãnh sự quán Đức tại TP.HCM, chia sẻ, ở Đức đã phải đối mặt với tình trạng tỷ lệ sinh giảm trong nhiều năm, dẫn đến dân số già hóa, lực lượng lao động ngày càng thu hẹp. Điều này ảnh hưởng (tiêu cực) đến sự thịnh vượng của đất nước và làm cho việc chăm sóc người cao tuổi trở nên khó khăn hơn… Còn Phó giáo sư - tiến sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết cho biết, mức sinh trên thế giới và tại Việt Nam ngày càng giảm dần. Mức sinh bình quân của phụ nữ Việt Nam vào năm 2009 là 2,03 con/phụ nữ; nhưng đến năm 2024 chỉ còn 1,91 con/phụ nữ (riêng tại TP.HCM chỉ 1,3 con/phụ nữ) - con số này thấp hơn mức sinh thay thế của thế giới là 2,1 con/phụ nữ. Mức sinh thay thế nghĩa là khi cặp vợ chồng (bố, mẹ) mất đi thì có 2 người con thay thế.Hiện có 50% quốc gia có mức sinh thấp hơn mức sinh thay thế; ước tính đến năm 2050 sẽ là 77% quốc gia. Để cải thiện mức sinh, các chuyên gia cho rằng, cần có sự chung sức của cả xã hội - từ các cặp vợ chồng, gia đình; chính sách phúc lợi, hỗ trợ tài chính về thai sản, điều trị hiếm muộn, vô sinh; kéo dài thời gian nghỉ sinh…
Bộ ảnh đặc biệt lưu giữ những khoảnh khắc vô giá về gia đình
Chiều 19.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Xuân Tùng, Phó chủ tịch UBND xã Thạch Lạc (TP.Hà Tĩnh) cho biết, lực lượng chức năng cùng ngư dân địa phương đang tổ chức trục vớt 3 chiếc thuyền cá bị sóng đánh chìm trên biển.Trước đó, vào khoảng 6 giờ sáng cùng ngày, ông Nguyễn Văn Ngọc, ông Nguyễn Văn Cảnh và ông Trần Đình Xuân cùng 3 ngư dân khác ở xã Thạch Lạc cùng nhau đi trên 3 chiếc thuyền cá có công suất 24CV ra biển thả lưới đánh bắt cá trích.Đến trưa, 3 chiếc thuyền cá khi đang trên đường trở về, cách bờ khoảng 6 hải lý thì tất cả đều bị sóng đánh chìm. Phát hiện sự việc, các thuyền cá di chuyển ở gần đó đã nhanh chóng tiếp cận, ứng cứu kịp thời 6 ngư dân trên 3 chiếc thuyền gặp nạn đưa vào bờ an toàn. Người dân sau đó đã trình báo sự việc cho chính quyền địa phương và thông báo cho các tàu thuyền khác hỗ trợ, lên phương án trục vớt các thuyền cá bị chìm. "Sau nhiều giờ nỗ lực, lực lượng chức năng cùng các ngư dân địa phương đã đưa được 1 chiếc thuyền cá vào bờ. Để trục vớt 2 chiếc thuyền cá bị sóng đánh chìm còn lại, chúng tôi đang liên hệ với lực lượng Bộ đội Biên phòng để cử tàu lớn ra khơi cứu hộ", ông Tùng nói.